Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất hiện nay

Hết sáu tháng kỳ nghĩ thai sản, các mẹ lại phải đi làm. Điều các mẹ lo lắng nhất là làm sao để con luôn có sữa mẹ ở nhà để ăn. Cơ quan của mình có tới 3 chị nghỉ thai sản cùng lúc nên ngay khi vừa sinh con được hơn 4 tháng là mình đã phải đến cơ quan để làm trở lại. Vì thương con và mình vẫn muốn con mình được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên nên mình chọn cách vắt sữa rồi bảo quản ở trong tủ lạnh, nhờ mẹ chồng ở nhà cho bé bú trong ngày.

Xem thêm: Hướng dẫn bố mẹ chọn mua ghế ngồi ăn cho bé

Mình đã tìm hiểu rất kỹ trên các trang mạng, tạp chí, diễn đàn… của các mẹ nói về các phương pháp bảo quản sữa mẹ hiện nay. Sau khi tìm hiểu khá tỉ mỉ, mình đã tích lũy được cho mình một số kinh nghiệm về cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất. Mình xin chia sẻ cho các chị em, những ai đang nuôi con nhỏ muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Để có được một cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất thì trước tiên mình xin mách các mẹ nên cẩn thận lựa chọn cách vắt sữa bởi vì theo mình tìm hiểu thì các bác sĩ ở những Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho mẹ và bé khuyên rằng: “Các bạn nên vắt sữa khi không có điều kiện gần con, cho con bú vì nếu sữa không được vắt ra thì sẽ bị cạn dần. Vắt sữa giúp mẹ dễ chịu, đỡ bị hiện tượng cương bầu vú, giúp bé nhận được lượng sữa mẹ cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn 6 tháng đầu đời.”

o-BREASTFEEDING-facebook

Bạn cần đảm bảo con bạn bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Vì vậy, muốn con mình được nuôi dưỡng khôn lớn và khỏe mạnh, các mẹ cần phải hiểu rõ và nắm vững những nguyên tắc vắt sữa để có thể đảm bảo bảo quản nguồn sữa mẹ cho bé an toàn, hợp vệ sinh. Đặc biệt là bé yêu của bạn sẽ được sử dụng nguồn sữa mẹ đạt chất lượng tốt nhất, kích thích và thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ.

Điều quan trọng nhất trong việc vắt sữa mẹ là phải bảo đảm bàn tay của bạn phải sạch sẽ và tất cả các chai, lọ, hộp… để chứa đựng sữa và các bộ phận của dụng cụ hút sữa đều phải được rửa sạch và tiệt trùng.

Cách nặn sữa bằng tay

Bạn nên dùng ngón tay cái và ngón trỏ hoặc ngón tay giữa của bạn để tạo thành một hình chữ C và đặt tay lên bầu vú của bạn. Bạn bóp và ép theo theo hướng khung sườn, sau đó vẫn duy trì áp lực, đồng thời đẩy tia sữa về phía núm vú. Bỏ tay ra và lặp lại quá trình này tương tự. Bạn nên lấy một bình chứa có miệng rộng để chứa đựng lượng sữa đã vắt. Để có thể vắt sữa hiệu quả, bạn nên thư giãn và ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái. Lúc mới đầu bạn có khả năng chỉ vắt được một vài giọt sữa, nhưng nếu bạn thường xuyên thực hiện công việc này, bạn sẽ vắt được càng nhiều sữa hơn.

Vắt sữa bằng máy hút sữa cầm tay

Xem thêmKinh nghiệm chọn mua máy hút sữa bằng tay cho bé

Để có thể vắt sữa một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất thì các mẹ nên sử dụng máy hút sữa bằng tay để vắt sữa mẹ cho bé. Máy hút sữa bằng tay cho bé có một miệng phễu để bạn đặt vào núm vú và hút sữa ra. Máy hút sữa bằng tay  với thiết kế nhỏ gọn, giúp các mẹ có thể hút sữa ở mọi lúc mọi nơi. Máy hút sữa bằng tay còn giúp làm dịu cơn đau tức ngực do đầy sữa và hút sữa một cách hiệu quả, thuận tiện, bé không lo phải nhịn đói mỗi khi mẹ vắng nhà nữa. Mặt khác, cách vắt sữa bằng máy hút sữa cầm tay cũng rất đơn giản, dễ làm, các mẹ có thể thực hiện được ngay trong lần sử dụng đầu tiên.

[videoy id=”Pv6bsA1gkh0″]

 Thời gian bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ mà vắt ra phải được cất giữ trong một môi trường vô trùng.  Ở nhiệt độ phòng 19-20 độ C, bạn có thể bảo quản được sữa khoảng 4 giờ. Sữa mẹ có thể được cất giữ trong tủ lạnh cho đến 5 ngày ở nhiệt độ  ≤ 4°C, trong khoảng 2 tuần ở ngăn đá tủ lạnh và 6 tháng khi ở trong tủ đông . Tuy nhiên, bạn lưu ý phải chắc chắn ghi chú tên, ngày tháng vắt sữa và số lượng sữa chứa bên trong.

Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất hiện nay

– Bạn nên sử dụng bình đựng sữa bằng thủy tinh hay nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc bạn cũng có thể dùng túi bảo quản sữa chuyên dụng.

– Bạn không nên đổ đầy sữa vào các túi đựng hay bình đựng sữa mà nên để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa khi đông lạnh sẽ chiếm nhiều thể tích hơn sữa, gây tràn ra ngoài.

– Mỗi bình đựng sữa, bạn chỉ nên để 60-120ml sao cho vừa đủ với 1 lần ăn của trẻ để đảm bảo hợp vệ sinh và tránh lãng phí.

bu13_UPDF

Nên dùng túi bảo quản sữa mẹ chuyên dụng, có ghi ngày tháng

Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

– Khi sử dụng sữa mẹ đã bảo quản, bạn nên làm ấm sữa bằng cách đặt bình đựng sữa vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng trực tiếp lên quanh bình đựng sữa.

– Bạn tuyệt đối không nên làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi trực tiếp hoặc cho bình chứa sữa vào lò vi sóng vì sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và khả năng kháng khuẩn tự nhiên của sữa

– Cách tốt nhất mà bạn nên dùng để làm nóng sữa cho bé uống đó là sử dụng máy hâm sữa cho bé

– Cuối cùng là bạn nên cho trẻ ăn sữa mẹ đã bảo quản bằng cốc và thìa.

Việc vắt sữa mẹ ra và cất đi cho bé uống dần, là cách để đảm bảo bé của bạn có được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết khi bạn vắng nhà và không thể có mặt để cho con bú. Dù bạn chọn cách vắt sữa bằng tay hay sử dụng máy hút sữa bằng tay hoặc bằng điện cũng cần phải lưu ý tới tầm quan trọng của việc bảo quản sữa mẹ đúng cách. Chúc các bạn chọn được cho mình cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất. Nếu còn gì thắc mắc thì các mẹ để lại comment cho mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *